Hiện tại có nhiều công nghệ in như: in nhiệt, in pet, in decal, in lụa…
Mỗi một loại công nghệ in sẽ có ưu và nhược điểm riêng.
-Xét về độ bền thì in nhiệt là số 1, nhưng in nhiệt chỉ in được trên vải màu sáng và chất liệu poly (không in được trên vải cotton hoặc áo màu tối). Tiếp theo là in lụa, in decal, và in pet.
– Xét về độ tiện lợi thì in pét và in decal và in nhiệt, (còn tùy số lượng đơn hàng, chất liệu vải, nội dung cần in)
Phần lớn các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới vẫn ưu tiên sử dụng công nghệ in lụa. Vì phần lớn hàng thiệu là vải cotton 100% nên ko thể in nhiệt được. Vì vậy in lụa sử dụng mực in chất lượng cao vẫn là lựa chọn số một.
Chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản về công nghệ in lụa đã có từ rất lâu đời, có thể nói là công nghệ cổ nhất trong ngành in áo.
Kỹ thuật in lụa trên áo thun là một phương pháp in ấn sử dụng lụa như làm màng để in hình hoặc chữ lên bề mặt của áo thun. Dưới đây là quá trình thực hiện kỹ thuật in lụa trên áo thun:

Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh hoặc logo cần in lên áo thun. Người thiết kế phải sử dụng phần mềm đồ họa để thiết kế hình ảnh tự động hoặc thủ công trong trường hợp không có file vector.
Bước 2: In phim hay còn gọi là chụp bảng in lụa. Phim là một tấm nhựa trong suốt, sau đó dùng máy in, in nội dung lên bảng nhựa này.

Bước 3: Chụp bảng in. Sau khi khung lụa được chuẩn bị sẵn thì phủ một lớp keo chuyên dụng, keo này khô cứng khì dùng đèn UV chiếu vào. Tấm phim sẽ được ép chặc lên khung lụa và đưa vào thiết bị đèn chiếu chuyên dụng. Sau khi chiếu đèn xong, thợ in sẽ mang khung lụa đi tẩy keo, những phần keo bị che phủ bởi phim in sẽ không bị khô cứng và sẽ được phun nước áp suất cao để tẩy đi. Như vậy những phần nội dung cần in trên khung lụa sẽ được tẩy sạch, khi kéo mực ngang phần lưới lụa này, mực sẽ xuyên qua và thấm xuống vải in.

Bảng lụa sau khi được phủ keo (màu xanh) và phần nội dung in đã được tẩy keo (màu trắng), khi mực đi ngang vị trí lụa màu trắng nó sẽ thấm xuyên qua lớp lụa bám vào mặc vải in.
Bước 4. in lụa. Sau khi đã có được khung lụa đã “khắc nội dung in” lên, thợ in sẽ đặt lên bền mặt áo thun và pha mực cho phù hợp với nội dung thiết kế. Dùng cọ bằng cao su kéo (cào mực) sao cho mực được ép chặc và lọt qua lưới lụa và bám vào mặt vải.

Bước 5: Sấy khô áo thun. Để đảm bảo in ấn được bền hơn, áo thun sẽ được sấy khô để làm cho mực nóng chảy và hoà tan vào bộ phận vải. Nó cũng giúp loại bỏ một phần dư liệu hoặc keo in từ quá trình in.

Công đoạn sấy khô bằng máy sấy tự động
Màng lụa được coi là trái tim của quá trình in lụa trên áo thun. Khi sử dụng kỹ thuật in lụa, tất cả các hình ảnh và văn bản sẽ được in thông qua màng này. Chính vì vậy, màng luôn được sản xuất ở những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và được sản xuất riêng cho từng dự án và đơn hàng.
Kỹ thuật in lụa trên áo thun đã được phát triển từ rất lâu và đã trải qua nhiều thay đổi và cải tiến. Điều này giúp cho kỹ thuật in lụa trên áo thun không chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, mà còn tiết kiệm được chi phí và thời gian, đồng thời cũng tạo ra những sản phẩm in ấn đẹp và độc đáo.